Để tránh các rủi ro nguy hiểm nên tham khảo những kinh nghiệm, lưu ý, kỹ thuật khi lái xe ô tô trên đường cao tốc sau đây.

 

Chọn làn đường phù hợp

Nhiều “tài mới” thường thắc mắc nên chọn làn đường nào trên cao tốc? Điều này sẽ tuỳ thuộc vào loại xe, tốc độ và trình độ của người lái. Mỗi làn đường sẽ có ưu nhược điểm riêng. Nếu cao tốc có 4 làn đường (không quy định loại xe) thì thông thường 2 làn bên trái sát tim đường sẽ là làn đường đồng tốc (tốc độ quy định giống nhau), làn ở giữa tốc độ thấp hơn, làn trong cùng là làn đường dừng khẩn cấp.

Đặc điểm các làn đường trên cao tốc:

Làn sát tim đường: Với làn đường này, xe ô tô có thể chạy tốc độ cao nhất trong các làn, quan sát tốt, chỉ cần căn một bên đường. Theo kinh nghiệm lái xe cao tốc, đây là làn đường chạy dễ nhất nếu đã có kỹ năng lái xe nhất định. Tuy nhiên làn đường này cũng nhược điểm là dễ bị bấm còi xin vượt nếu xe không chạy tốc độ cao.

Làn đồng tốc ở giữa: Làn đường này có ưu điểm có thể chạy tốc độ cao nhất trong các làn, quan sát tốt. Nhược điểm là phải căn hai bên. Điều này khá khó với người lái mới chưa nhiều kinh nghiệm. Nếu bị chệch tay lái, chệch làn sẽ rất nguy hiểm.

Làn tốc độ thấp: Làn đường này có ưu điểm có thể chạy chậm hơn, dễ căn đường, chỉ cần căn một bên. Nhược điểm là thường phải vượt xe tải lớn, xe container. Vì các loại xe này có trọng lượng lớn, chở nặng nên lưu thông tốc độ chậm hơn, do đó đa phần sẽ chạy làn đường này.

Từ những đặc điểm các làn đường cao tốc trên đây có thể thấy lý do vì sao những người mới lái, chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe cao tốc thường chọn làn ngoài cùng bên trái, sát tim đường. Nói ra điều này không phải để “cổ vũ” cứ lên cao tốc là chạy ra làn ngoài cùng. Bất kỳ ai khi lái xe cũng đều trải qua giai đoạn làm quen và sau đó mới có thể từ từ nâng cao kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm. Do đó theo các hướng dẫn lái xe trên cao tốc, hãy tuỳ theo điều kiện, tình hình mà linh hoạt chọn làn đường phù hợp.

Chạy đúng tốc độ chỉ dẫn

Trên đường cao tốc luôn có hệ thống biển báo tốc độ, biển chỉ dẫn. Tuỳ theo tình hình thực tế mà mỗi đường cao tốc, mỗi đoạn đường sẽ có những chỉ dẫn khác nhau. Thông qua các biển báo này, người lái sẽ biết được đường có bao nhiêu làn, phân chia thế nào, tốc độ quy định mỗi làn ra sao…

Riêng quy định về tốc độ sẽ có tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu. Biển báo tốc độ tối đa trên đường cao tốc là biển màu trắng, viền đỏ, chữ đen. Biển báo tốc độ tối thiểu là biển màu xanh, chữ trắng. Tốc độ tối đa cao tốc không quá 120 km/h. Tốc độ tối thiểu cao tốc thường khoảng 50 – 60 km/h.

Khi lái xe trên đường cao tốc, người lái cần theo dõi các biển báo chỉ dẫn, nhất là biển báo tốc độ để chạy đúng tốc độ quy định ở làn xe của mình. Không chỉ cần lưu ý tốc độ tối đa mà cần nắm cả tốc độ tối thiểu để duy trì tốc độ phù hợp nhằm đảm bảo an toàn. Bởi trên cao tốc nếu chạy quá chậm cũng rất nguy hiểm.

Giữ khoảng cách an toàn

Một kỹ thuật lái xe trên đường cao tốc quan trọng đó là luôn giữ khoảng cách an toàn. Bởi điều này sẽ giúp người lái đủ thời gian để xử lý các tình huống bất ngờ từ phía trước, tránh va chạm, nhất là các vụ va chạm liên hoàn “dồn toa”.

Trên đường cao tốc thường có biển báo quy định cự ly tối thiểu giữa hai xe. Khi gặp biển báo này phải duy trì khoảng cách bằng hoặc lớn hơn trị số ghi trên biển báo. Còn trong điều kiện đường khô ráo bình thường, khoảng cách an toàn chung là:

  • Xe chạy tốc độ 60 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 35 m
  • Xe chạy tốc độ từ 60 đến dưới 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 55 m
  • Xe chạy tốc độ từ 80 đến dưới 100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 70 m
  • Xe chạy tốc độ từ 100 đến dưới 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 100 m

Một lưu ý khi lái xe trên đường cao tốc, trong các trường hợp đặc biệt khiến tốc độ xe dưới 60 km/h, người lái cũng cần chủ động điều chỉnh khoảng cách phù hợp. Khoảng cách này sẽ tuỳ thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế.

Khi lái xe trời mưa, lái xe trời sương mù, lái xe đường trơn trượt… khoảng cách an toàn nên lớn hơn mức tối thiểu. Tấm nhìn càng hạn chế, điều kiện đường sá càng khó đi thì khoảng cách an toàn nên càng được tăng cao.

Kinh nghiệm chuyển làn, chuyển hướng trên cao tốc

Đủ điều kiện mới chuyển làn

Theo cách lái xe ô tô trên đường cao tốc, chỉ chuyển làn ở nơi cho phép chuyển làn. Trước khi chuyển làn cần quan sát kỹ các phía. Nếu đủ điều kiện an toàn hãy bật đèn xi nhan, quan sát lần cuối và thực hiện chuyển làn. Khi chuyển làn, tốc độ tăng, giảm hay giữ nguyên sẽ tuỳ vào tình hình thực tế, tốc độ quy định của làn mới vừa nhập vào.

Không chuyển làn liên tiếp

Một nguyên tắc lái xe trên đường cao tốc là không chuyển làn liên tiếp. Bởi điều cực kỳ nguy hiểm. Khi chuyển làn liên tiếp người lái sẽ rất khó kiểm soát được tình hình, nhất là ở làn chuyển tốc độ cao. Do đó nếu muốn chuyển nhiều làn hãy thực hiện tuần tự từng làn một. Sau khi chuyển một làn ổn định rồi mới chuyển sang làn kế tiếp.

Không chuyển làn gần điểm rẽ

Không chuyển làn khi đến gần điểm rẽ. Vì khi gần đến các điểm rẽ nhiều xe sẽ chuyển làn để chuyển hướng vào đường rẽ. Do đó tình hình sẽ phức tạp hơn. Thế nên nếu không có ý định rẽ thì nên hạn chế chuyển làn gần khu vực này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁN HÀNG0567.66.9999 ĐẶT LỊCH HẸN DV02432.039.899 BÁN HÀNG0847.886.886

Đặt lịch hẹn
Đặt lịch

Dự toán
Dự toán

Trả góp
Trả góp

TRANG CHỦ MUA XE LÁI THỬ TRẢ GÓP