Tác dụng Cảm biến áp suất lốp
Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS) là một thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe. Thông thường, 1 bộ cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ có 4 cảm biến lắp ở 4 lốp và 1 màn hình hiển thị.
Áp suất bên trong bánh xe là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà tài xế cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu áp suất không đảm bảo, bánh xe sẽ bị quá mềm (non hơi, thiếu hơi) hoặc quá căng. Trong trường hợp này, bánh xe có thể phát nổ và gây tai nạn bất kỳ lúc nào. Không những vậy, áp suất ở mức không phù hợp còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành và sự ổn định của xe, làm tăng tiêu hao nhiên liệu và khiến người lái cảm thấy không thoái mải.
Với xe đạp, xe máy, chúng ta có thể dễ dàng biết được bánh xe mềm hay quá căng bằng cách quan sát và dùng tay nắn, nhưng với ô tô thì khó hơn nhiều bởi vì bánh xe của nó có kích thước lớn và dày. Cách tốt nhất để theo dõi áp suất bánh xe ô tô là sử dụng cảm biến áp suất lốp. Với thiết bị này, bạn có thể theo dõi áp suất bên trong bánh xe thường xuyên, kịp thời phát hiện ra những bất thường, có điều chỉnh phù hợp (ví dụ tháo bớt hơi khi bánh quá căng, bơm hơi lốp ô tô khi bánh quá non), từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn.
Giúp kéo dài tuổi thọ của lốp xe
Bánh xe quá căng hoặc quá non không chỉ gây mất an toàn mà còn làm giảm tuổi thọ của lốp, khiến lốp dễ bị nứt, mòn, biến dạng… Bằng cách sử dụng cảm biến áp suất lốp, bạn có thể hạn chế được những tình trạng này, giúp lốp bền hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
Có thể thấy, cảm biến áp suất lốp không chỉ góp phần đảm bảo an toàn, hạn chế tai nạn giao thông mà còn giúp lốp xe bền hơn, hạn chế tiêu hao nhiên liệu. Chính vì vậy, lắp đặt cảm biến áp suất lốp cho ô tô là điều thực sự cần thiết.
Cảm biến áp suất lốp loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cảm biến áp suất lốp khác nhau, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến hai sản phẩm là: Cảm biến áp suất lốp xe hơi Vietmap V1 và cảm biến áp suất lốp Fobo Tire.