Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì?
Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới. Ngoài ra trong quá trình lên dốc mà xe ô tô bị chết máy hay gặp phải tình trạng kẹt xe người lái buộc phải dừng và khởi hành ngang dốc cũng gây không ít khó khăn. Nếu xử lý các tình huống này không tốt sẽ gây nguy hiểm cho chính người lái và những phương tiện xung quanh.
Để khắc phục tình trạng này, Hyundai đã phải nghiên cứu và phát triển để trang bị cho những mẫu xe của mình hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Hệ thống hỗ trợ ngang dốc HAS được viết tắt từ Hill-Start Assist System, công nghệ này còn có thể viết cách khác là hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC.
Hệ thống hỗ trợ khởi động ngang dốc có nguyên lý hoạt động rất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Bởi muốn khởi động xe thì người lái xe phải nhả chân phanh để chuyển sang chân ga. Nếu xử lý không “cứng” thì xe có thể bị trôi ngược về phía sau theo đúng nguyên lý hoạt động bình thường hoặc trường hợp đạp ga quá mạnh để thắng được chuyển động lùi của xe. Lúc này nếu may mắn thì xe ô tô có thể di chuyển lên dốc chậm hoặc cũng có thể khi đạp mạnh chân ga sẽ dễ dẫn đến vọt ga, mất lái và lao về phía trước.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi hành ngang dốc
Các xe ô tô được trang bị khởi hành ngang dốc HAC ngày càng được cải tiến và nâng cấp để mang lại hiệu quả như ngày nay. Hệ thống khởi hành ngang dốc HAC được kích hoạt khi xe đang dừng giữa dốc và bắt đầu khởi động lại để di chuyển tiếp tục. Lúc này người lái xe sẽ phải thay đổi chân phanh sang chân ga để quá trình được thực hiện, quá trình này diễn ra trong vòng vài giây và mấu chốt là người lái xe phải nắm chắc trình tự để xử lý.
Nhưng khi hệ thống khởi hành ngang dốc được kích hoạt thì xe ô tô sẽ được hỗ trợ duy trì lực phanh trong vòng 3 giây. Đây là khoảng thời gian trống giúp người lái xe hoàn thành các bước mà vẫn đảm bảo an toàn.
Hệ thống hoạt động nhờ kết hợp cùng các cảm biến khác và thông qua ECU để kiểm soát hoạt động của ly hợp, điều khiển hệ thống phanh và phân bổ mô men xoắn của động cơ đến các bánh xe. Quá trình diễn ra theo trình tự: khi xe ô tô dừng lại trong trạng thái vẫn còn nổ máy và ở khu vực dốc từ 5 độ trở lên, các cảm biến sẽ phát hiện độ nghiêng và gửi tín hiệu đến ECU. ECU có nhiệm vụ thu thập các tín hiệu từ các cảm biến và tính toán xem có khả năng tuột dốc xảy ra hay không. Để từ đó điều chỉnh áp suất nén của giảm chấn và đưa ra quyết định phanh xe, lực phanh bao nhiêu là đủ để xe vẫn có thể di chuyển. Cảm biến áp suất phanh hoạt động khi ECU nhận được tín hiệu xe bị trôi và điều chỉnh áp suất phanh phù hợp để tránh trôi xe.