NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐÈN XE BỊ HẤP HƠI NƯỚC
Đèn pha được ví như đôi mắt của xe, nếu nó chóa đèn bị mờ, khả năng quan sát của người lái sẽ bị ảnh hưởng và có thể gây mất an toàn.
Nếu để tình trạng này lâu ngày, đèn sẽ bị mốc và khó xử lý.
DO TÁC ĐỘNG VẬT LÝ HAY VA CHẠM
Nếu xe bị va chạm hay có những tác động vật lý ở phần đầu xe, mặc dù có thể không va trực tiếp vào đèn, đèn hoàn toàn không bị vỡ hay xước , nhưng vẫn dẫn việc chóa đèn bị hở và vào hơi nước.
Đặc biệt bạn cần chú ý trong quá trình sử dụng xe hay trời mưa, rất dễ làm đèn xe bị hấp hơi nước.
LỖI CỦA NHÀ SẢN XUẤT HAY VIỆC THÁO LẮP ĐÈN
Có khá nhiều trường hợp, chiếc xe mới 100% vừa lăn bánh ra khỏi showroom, cũng đã xuất hiện hiện tượng sương mù, đèn pha ô tô bị hấp hơi nước.
Ngoài ra hiện tượng đèn bị hấp hơi nước này còn xuất phát từ khi chúng ta tháo lắp đèn trong môi trường có độ ẩm cao. Sau đó khi bật đèn sáng, nhiệt độ tăng, không khí ẩm bốc hơi và ngưng tụ thành dạng sương, đọng bên trong bề mặt đèn.
SỬA CHỮA THIẾU CHUYÊN NGHIỆP HOẶC ĐỘ ĐÈN SAI KỸ THUẬT
Khi độ đèn hay sửa chữa đèn cần phải tháo lắp tại những cơ sở độ xe chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Nếu thực hiện tại những cơ sở chuyên môn kém khiến mặt đèn khi tháo ra lắp lại, mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín sẽ tạo ra những khe hở.
Từ đó nước hoặc hơi nước có cơ hội chui vào bên trong đèn xe.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐÈN Ô TÔ BỊ HẤP HƠI NƯỚC
Để xử lý đèn xe bị hấp hơi nước không phải là việc khó khăn nếu chúng ta biết cách xử lý đúng. Nhưng nếu làm sai có thể gây đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
CÓ NHỮNG CÁCH XỬ LÝ NHƯ SAU:
- Nếu chiếc xe của bạn, chưa từng tháo lắp đèn hay độ chế chóa đèn mà vẫn bị hấp hơi nước dạng sương, nguyên nhân là do không khí có chỗ lọt vào đèn gây hấp hơi.
Để xử lý, bạn hãy tháo nắp chụp cao su ở sau đèn và bật đèn sáng trong khoảng 15 phút để đèn nóng lên và đẩy hơi ẩm ra ngoài.
Sau đó bạn đậy nắp đèn lại và tiếp tục theo dõi.
- Nếu đèn xe đã từng bị tháo lắp, sau này mới xuất hiện hiện tượng đèn pha ô tô bị hấp hơi nước thì nguyên nhân là do nắp chụp chưa được đóng khít, gioăng nắp chụp không chặt hay bị nứt, mục .
Với trường hợp này, bạn cũng mở nắp chụp, bật đèn để hơi ẩm thoát ra và lắp đèn khít lại.
- Nếu trong một ngày đi mưa, bạn thấy đèn mờ do hấp hơi, rất có thể đó chỉ là tình trạng tạm thời.
Bạn chỉ cần bật đèn cho đến khi hết hơi nước, không cần làm các biện pháp gì nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng Gel silic đioxit (Silica Gel) để xử lý hơi nước
Bạn hãy tháo cụm đèn pha theo hướng dẫn sử dụng xe. Dùng khăn microfiber lau sạch hơi ẩm trên ống kính đèn.
Thả một gói gel silic đioxit vào bên trong cụm đèn nhưng hãy lưu ý để lớp gel không tiếp xúc với bóng đèn. Sau đó lắp lại đèn pha.
Loại gel này không độc hại, và không cháy, chúng ta thường tìm thấy chúng trong gói chống ẩm.
- Sấy đèn
Nếu các cách trên không xử lý được đèn xe bị hấp hơi nước, bạn hãy sử dụng dịch vụ sấy đèn chuyên dụng. Như vậy hơi nước sẽ không còn nữa.
Nếu đã xử lý các bước bỏ cao su ra và để đèn sáng trong 10-15 phút mà vẫn bị hấp hơi nước. Bạn có thể sấy khô đèn bằng máy chuyên dụng thì hiện tượng hấp hơi cũng sẽ không còn nữa
- Nếu các cách đơn giản phía trên không làm bạn hài lòng, hãy liên hệ DPRO để được xử lý chuyên nghiệp nhất bằng cách cho đèn vào tủ sấy chuyên dụng